TOP 6 CÁC LOẠI TRÁI CÂY CÓ THỂ Ủ RƯỢU NGON NHẤT

12.03.2024

Các loại trái cây chứa hàm lượng đường cao và luôn sẵn có trong tự nhiên. Bởi vậy, từ xa xưa, con người đã chọn lọc ra các loại trái cây có thể ủ rượu để tạo nên những thức uống thơm ngon. Mỗi loại trái cây sẽ mang đến hương vị và kết cấu riêng biệt cho từng loại rượu. Dưới đây là top 6 loại trái cây được đánh giá là có thể ủ nên những loại rượu ngon nhất.

Nho, táo, cherry, mận, mơ và các loại quả berry rất được ưa chuộng khi ủ rượu.

Nho, táo, cherry, mận, mơ và các loại quả berry rất được ưa chuộng khi ủ rượu.

1. Nho

 

Nho luôn là cái tên đầu tiên khi nhắc đến các loại trái cây có thể dùng để ủ rượu. Rượu nho, đặc biệt là rượu vang đã tạo nên một nền văn hóa rượu trải dài khắp các lục địa trong hàng nghìn năm của lịch sử thế giới. Trong quá trình lâu dài này, con người đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất rượu từ nho, giúp tạo ra những chai rượu thơm ngon bậc nhất.

Có rất nhiều loại nho được sử dụng để làm rượu. Mỗi loại nho đều có nhiều đặc tính hoàn hảo để tạo nên những chai rượu thơm ngon:

  • Hàm lượng đường lớn: Nho có hàm lượng đường Fructose và Glucose rất cao so với các loại trái cây khác. Các loại đường này là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình lên men tạo rượu.
  • Nước ép nho có lượng Acid và độ pH tối ưu: Quả nho chứa lượng Acid Tartaric khoảng 1% và có độ pH từ 3,1 – 3,7. Những đặc tính này giúp nho tạo ra hương vị thơm ngon với kết cấu rượu ổn định, mượt mà. Độ Acid cao cũng giúp rượu làm từ nho có thể bảo quản lâu dài mà không bị hỏng.
  • Chứa những hợp chất như Tannin, Anthocyanin và Flavonoid: Các chất này tạo ra những điểm đặc trưng về hương vị, màu sắc của rượu làm từ nho, giúp cho rượu nho trở nên đặc biệt so với các loại rượu làm từ trái cây hay ngũ cốc khác. Ngoài ra, đây cũng là những chất bảo quản tự nhiên giúp rượu nho không bị tác động từ môi trường.
  • Có lớp men tự nhiên: Vỏ nho có một lớp nấm men tự nhiên. Nhờ lớp men này, nho có thể lên men một cách tự nhiên mà không cần phải bổ sung thêm nấm men từ bên ngoài, giúp cho quá trình sản xuất trở nên dễ dàng và có hiệu suất cao hơn.
  • Dễ trồng trọt: Nho là loại cây tương đối dễ trồng, năng suất cao và có thể thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau từ châu Âu đến châu Á,…

 

Với nguồn nguyên liệu đa dạng, rượu nho cũng có hương vị rất phong phú, từ ngọt ngào, đậm đà và thơm mùi hoa quả chín đến vị chua chát nhẹ nhưng cũng đầy ấn tượng và lôi cuốn. Tùy màu sắc của vỏ nho, rượu được tạo ra có thể có màu từ vàng lục nhạt cho đến nâu đỏ, hồng, tím đỏ hoặc màu xanh đen. Ngoài ra, rượu làm từ nho trồng ở vùng khí hậu ấm áp cũng cho hậu vị ngọt hơn rượu làm từ nho trồng ở vùng khí hậu mát mẻ.

Khi sản xuất rượu nho, người ta có thể để nước ép nho tự lên men bằng lớp nấm men có sẵn trên vỏ nho hoặc bổ sung thêm nấm men để quá trình lên men diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, các loại rượu nho phổ biến nhất thường được ủ kéo dài nhiều năm trong các thùng gỗ sồi để tạo ra hương vị phức tạp và độc đáo hơn.  

Một số loại rượu nổi tiếng được làm từ nho:

  • Rượu vang
  • Rượu Brandy (Cognac)
  • Rượu Champagne

 

Cũng như Brandy, các loại rượu mạnh khác cũng ưa chuộng sử dụng nho để ủ rượu. Để hiểu rõ hơn cách nho được chế biến thành các chai rượu hảo hạng, bạn có thể  khám phá chi tiết quy trình sản xuất rượu mạnh.

Nho là trái cây được dùng để ủ rượu phổ biến nhất.

Nho là trái cây được dùng để ủ rượu phổ biến nhất.

2. Táo

 

Táo là nguyên liệu ủ rượu rất phổ biến ở các vùng trồng táo xứ lạnh phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác. Tại châu Á, rượu táo phổ biến nhất tại Nhật Bản với tên gọi là “ringo-haku”.

Khác với nho, táo có kết cấu dày xốp và có hàm lượng đường ít hơn. Tuy nhiên, táo vẫn có lượng đường đủ để lên men rượu và nhiều đặc tính tuyệt vời khác:

  • Đường trong táo chủ yếu là đường Fructose: Đường Fructose giúp táo khi ủ rượu có mùi vị thơm nồng và ít ngọt hơn.
  • Táo chứa nhiều Tannin: Tannin là thành phần quan trọng tạo nên độ chát nhẹ và kết cấu cân bằng cho rượu.
  • Độ Acid trong táo cao: Táo có độ Acid khá cao, giúp tạo ra vị chua thanh đặc trưng cho rượu táo. Độ Acid này còn giúp bảo quản rượu táo khỏi vi khuẩn, nấm mốc và ảnh hưởng đến tốc độ lên men rượu.
  • Cây táo dễ trồng: Cây táo cho năng suất cao và hương vị thơm ngon tại những vùng có khí hậu lạnh.
  • Rượu táo dễ làm tại nhà: Rượu táo khá dễ làm tại nhà, ít gây say và có thể bảo quản được khá lâu.

 

Rượu táo chứa khá nhiều đường và Calories khiến nhiều người còn e ngại với loại rượu này. Tuy nhiên, hương vị thơm ngon đặc trưng giúp rượu táo vẫn rất được yêu thích: vị ngọt dịu, xen lẫn vị chua thanh, có chút chát nhẹ đặc trưng, thoang thoảng hương táo tươi và mùi hoa cỏ rất cuốn hút. Ngoài ra, một số phương pháp sản xuất ủ rượu táo trong gỗ sồi cũng giúp rượu táo có thêm hương caramel, hương gỗ cân bằng với vị chát.

Quy trình sản xuất rượu táo cũng rất đa dạng. Rượu táo có thể được đóng chai ngay sau khi chưng cất hoặc được ủ thêm trong thời gian ngắn (khoảng 6 tháng đến 2 năm) để đạt được hương vị phức tạp tối ưu.

Một số loại rượu nổi tiếng được làm từ táo:

  • Rượu Brandy Táo
  • Rượu Táo Cider
Táo là nguyên liệu ủ rượu rất phổ biến ở các vùng trồng táo xứ lạnh phương Tây.

Táo là nguyên liệu ủ rượu rất phổ biến ở các vùng trồng táo xứ lạnh phương Tây.

3. Cherry (Quả anh đào)

 

Quả cherry có giá thành khá cao và khó trồng. Bởi vậy, rượu được ủ từ quả cherry ít được phổ biến rộng rãi và chỉ xuất hiện ở những vùng trồng cherry như Tây Âu, Bắc Mỹ và khu vực Balkan.

Những đặc tính của quả cherry giúp chúng được dùng để ủ rượu:

  • Cherry khá giàu đường: Quả cherry khi chín chứa nhiều đường và có độ ngọt thanh dễ chịu nên có thể đem đi ủ rượu.
  • Độ chua của quả cherry: Quả cherry có độ chua tự nhiên rất dễ chịu. Khi ủ rượu, độ chua này giúp cân bằng hương vị và làm nổi bật các đặc tính khác của rượu cherry.
  • Hương thơm đặc trưng: Quả cherry có hương thơm nhẹ nhàng nhưng rất đặc trưng, tạo nên mùi hương ngọt ngào nồng nàn và độc đáo của rượu cherry.
  • Màu sắc quả cherry: Quả cherry có màu đỏ tự nhiên, khi dùng cherry để ủ rượu, rượu cherry thu được sẽ có màu đỏ ruby rất đẹp mắt.

 

Những đặc tính này đã tạo nên những giọt rượu cherry có kết cấu mượt mà, màu sắc tuyệt đẹp với hương vị ngọt ngào, thơm mùi quả cherry tươi và một chút vị trái cây chua. Ngoài ra, quả cherry chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên dùng rượu cherry cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và não bộ.

Để tạo ra hương vị rượu cherry đặc trưng này, quy trình sản xuất nên loại rượu này cũng có đôi phần khác biệt:

  • Hạt cherry có thể được được giữ lại hoặc loại bỏ trong quá trình lên men. Giữ lại hạt sẽ giúp rượu cherry thành phẩm có thêm vị chát nhẹ.
  • Có thể thêm đường, nước ép trái cây khác vào dịch nước ép cherry để đảm bảo hiệu quả lên men.
  • Quá trình lên men rượu cherry thường diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn so với rượu vang nho.

 

Một số loại rượu nổi tiếng làm từ quả Cherry:

  • Rượu Brandy Cherry
  • Rượu mùi Maraschino (Cherry Liqueur)
  • Rượu Kirschwasser (rượu cherry truyền thống của Đức)

 

Khi sử dụng các loại rượu ủ trái cây như cherry mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhiều người cho rằng rượu không phải cồn. Vậy cồn và rượu khác nhau như thế nào, đọc thêm bài viết này để biết thêm chi tiết.

Rượu ủ từ quả cherry có màu đỏ ruby đẹp mắt cùng hương vị rất ngọt ngào.

Rượu ủ từ quả cherry có màu đỏ ruby đẹp mắt cùng hương vị rất ngọt ngào.

4. Mận

 

Rượu được ủ từ mận không phổ biến như rượu từ nho hoặc táo. Rượu mận được sản xuất chủ yếu tại các nước Đông Á như Nhật Bản và Trung Quốc. Tại Việt Nam, một số loại rượu mận truyền thống của vùng Tây Bắc cũng rất được ưa chuộng.

Mận không giàu đường như nho hay táo nhưng loại quả này cũng có một số đặc điểm được đánh giá là phù hợp để ủ rượu:

  • Thể chất quả mận: Thịt quả mận chín có hương vị ngọt thơm, trong khi vỏ quả lại hơi chát. Bởi vậy, khi dùng để ngâm rượu, mận tạo ra hương vị ngọt thanh và hương thơm hoa quả chín rất cân bằng với kết cấu mượt mà.
  • Độ Acid trong quả mận: Mận cũng giàu Acid hữu cơ nên rượu mận có thể bảo quản khá lâu và tạo nên một chút vị chua nhẹ đầu môi.

 

Tuy không quá phổ biến nhưng rượu mận được nhiều người đánh giá cao bởi hương vị và mùi thơm độc đáo, dễ uống. Rượu mận thường có màu nâu đỏ hoặc đỏ đậm rất bắt mắt.

Ngoài ra, rượu mận rất tốt cho sức khỏe. Rượu mận chứa rất ít đường. Hơn nữa, mận còn là loại quả giàu các chất chống oxy hóa như Anthocyanin, Flavonoids. Các chất này vừa giúp bảo quản rượu mận, vừa giúp cơ thể cải thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh mãn tính.

Một số loại rượu nổi tiếng được ủ từ mận:

  • Rượu mận huyết Việt Nam
  • Rượu Brandy mận
  • Rượu mận táo Choya Nhật Bản
Rượu mận được nhiều người đánh giá cao bởi hương vị và mùi thơm độc đáo, dễ uống.

Rượu mận được nhiều người đánh giá cao bởi hương vị và mùi thơm độc đáo, dễ uống.

5. Mơ

 

Mơ là một loại trái cây được trồng chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và đã được dùng để ủ rượu trong hàng trăm năm. Rượu mơ không chỉ được yêu thích bởi hương vị và công dụng tốt cho sức khỏe mà còn mang ý nghĩa văn hóa đặc biệt ở nhiều nước phương Đông, nhất là Nhật Bản.

Quả mơ được dùng trong ủ rượu nhờ những đặc điểm khác biệt như:

  • Tính chất quả mơ: Quả mơ chín có vị chua dịu hơi ngọt, giàu đường hơn nên có thể lên men rượu dễ hơn. Trong khi đó, quả mơ xanh có vị chua, đắng chát nhưng khi ủ lên men lại tạo nên hương vị rất đặc biệt cho rượu.
  • Quả mơ rất giàu Acid hữu cơ: Đây là lý do khiến rượu mơ có thể bảo quản được rất lâu và có kết cấu rượu khá mượt mà.

 

Rượu được ủ từ quả mơ có màu vàng đẹp mắt, hương vị chua thanh, cay nhẹ và hậu vị ngọt rất đặc trưng cùng mùi thơm chua dịu thoang thoảng. Bên cạnh đó, rượu mơ thường có độ cồn thấp nên rất dễ uống.

Ngoài đặc trưng về hương vị, rượu mơ cũng có quy trình sản xuất rất khác biệt:

  • Có thể dùng cả mơ xanh hoặc mơ chín để ủ rượu
  • Rượu mơ có thể ủ lên men như các loại rượu trái cây khác hoặc lên men bằng cách ủ quả mơ với rượu gạo.

 

Một số loại rượu được làm từ mơ nổi tiếng:

  • Rượu mơ Apricot Brandy
  • Rượu mơ Umeshu truyền thống của Nhật Bản
Rượu mơ có hương vị thơm ngon và mang ý nghĩa văn hóa đặc biệt ở các nước phương Đông.

Rượu mơ có hương vị thơm ngon và mang ý nghĩa văn hóa đặc biệt ở các nước phương Đông.

6. Berry (Việt quất, mâm xôi, dâu tây)

 

Rượu ủ từ các loại quả berry như việt quất, dâu tây và mâm xôi ít được ưa chuộng vì giá thành cao, khó làm. Tuy nhiên, hương vị của rượu berry vẫn được người yêu rượu đánh giá cao bởi tính dễ uống và hương vị mới lạ.

Các loại quả berry đã được sử dụng trong ủ rượu nhờ một số đặc điểm sau:

  • Thể chất tương tự nho: Việt quất và mâm xôi thuộc nhóm quả mọng như nho, đều có đặc tính mọng nước, vỏ quả mỏng và giàu đường tự nhiên. Bên cạnh đó, vỏ quả của chúng cũng có nấm men bao phủ. Bởi vậy hai loại quả này có thể dễ dàng lên men tạo rượu tự nhiên.
  • Hương vị và mùi thơm đặc trưng: Các loại quả berry có vị chua ngọt và mùi thơm hấp dẫn nên có thể tạo nên hương vị khác lạ hơn các loại trái cây khác. Không chỉ vậy, hương vị của quả mâm xôi còn giúp cân bằng và phát triển hương vị của rượu trái cây khác.

 

Tuy nhiên, mỗi loại quả berry sẽ tạo ra rượu với những đặc tính khác nhau:

  • Rượu làm từ việt quất: Rượu có màu tím độc đáo với hương vị chua ngọt thơm ngon.
  • Rượu làm từ mâm xôi: Rượu có màu đỏ hồng đẹp mắt và hương vị trái cây nồng nàn.
  • Rượu làm từ dâu tây: Rượu có màu vàng nhạt và hương dâu tây nổi bật xen lẫn với hương rượu trái cây thơm mát.

 

Bên cạnh đó, tuy có tính chất gần giống như nho nhưng quy trình sản xuất rượu từ quả berry có nhiều điểm khác biệt so với nho:

  • Có thể phải bổ sung đường cho quá trình lên men.
  • Thời gian lên men của dâu tây lâu hơn các loại quả khác.
  • Cần phải điều chỉnh tính Acid trong rượu trước khi đem đi ủ.
  • Một lượng nhỏ dung dịch Tannin thường được thêm vào để tạo vị đậm đà cho rượu thành phẩm.
  • Thời gian ủ thường ngắn (3 tháng – dưới 2 năm).

 

Một số loại rượu nổi tiếng được ủ từ quả berry:

  • Rượu mâm xôi u Bokbunjajoo của Hàn Quốc
  • Rượu mùi Chambord (rượu mâm xôi của Pháp)
  • Rượu dâu tây Framboise (Pháp)
Rượu ủ từ quả berry có hương vị mới lạ dễ uống.

Rượu ủ từ quả berry có hương vị mới lạ dễ uống.

Hướng dẫn làm rượu trái cây đơn giản tại nhà

 

Ngoài hương vị thơm ngon, một lý do khác cũng khiến cho rượu trái cây được ưa chuộng là có thể dễ dàng tự làm tại nhà. Bạn có thể tham khảo các bước làm rượu trái cây đơn giản ngay tại nhà sau đây:

Bước 1 – Sơ chế trái cây

  • Khi sơ chế trái cây, cần chọn lọc quả đẹp, không dập nát, sâu bệnh. Sau đó rửa sạch, bỏ cuống hạt, gọt vỏ… rồi đem đi nghiền, thu được dịch trái cây. 
  • Bạn có thể lấy một lượng 300 – 500ml nước sạch đun sôi để nguội và rửa phần bã nho vừa ép và trộn vào dịch trái cây.
  • Tùy vào loại trái cây mà bạn có thể thêm đường hoặc một lượng nhỏ Acid hữu cơ (Acid Citric, Acid Tartaric hoặc Acid Malic) để cân bằng độ chua ngọt và pH cho dịch trái cây nghiền.

 

Bước 2 – Lên men

  • Quá trình lên men sử dụng Saccharomyces cerevisiae –  loại nấm men được dùng phổ biến trong sản xuất rượu. 
  • Bạn hãy sử dụng men rượu đã xay mịn và cho vào dịch trái cây thu được sau khi sơ chế. Ủ hỗn hợp này trong vòng 6 – 8 ngày để cho lên men. Sau khi hoàn tất quá trình lên men sẽ thu được hỗn hợp rượu có nồng độ thấp.

 

Bước 3 – Chưng cất rượu

  • Lọc hỗn hợp rượu nồng độ thấp thu được sau khi lên men để thu được dịch rượu trong.
  • Bạn có thể chưng cất dịch rượu này hoặc không, tùy thuộc vào loại trái cây sử dụng. Không nên chưng cất rượu làm từ nho, các loại quả berry hay quả anh đào bởi có thể làm mất đi hương vị và cấu trúc của rượu.
  • Khi chưng cất, bạn hãy cho dịch rượu đã lọc vào nồi kín, nắp có ống dẫn vào một bình nước lạnh/nước đá. Nên chưng cất rượu 2 – 3 lần để thu được rượu có nồng độ như ý.

 

Bước 4 – Ủ rượu: 

  • Rượu làm từ các loại quả mọng sau khi lên men sẽ được tiến hành ủ ngay, trong khi rượu làm từ táo, mận hay mơ được ủ sau quá trình chưng cất.
  • Dịch rượu nồng độ thích hợp thu được sau quá trình lên men/chưng cất có thể ủ trực tiếp trong các bình rượu làm bằng thủy tinh.
  • Thời gian ủ rượu khoảng 2 – 6 tháng là rượu có thể sử dụng được. Bạn cần lưu ý đậy nút kín trong quá trình ủ rượu và bảo quản chai rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.

 

Khi tự ủ rượu, bạn rất cần lưu ý về nồng độ rượu do rượu ủ cũng có nồng độ lên đến 40-50 độ. Tham khảo thêm bài viết Rượu 50 độ là nặng hay nhẹ? Hướng dẫn sử dụng rượu 50 độ chuẩn nhất để đảm bảo sức khoẻ khi sử dụng rượu.

Bạn có thể dễ dàng ủ rượu trái cây ngay tại nhà.

Bạn có thể dễ dàng ủ rượu trái cây ngay tại nhà.

Trên đây là những thông tin về 6 loại trái cây ủ rượu ngon nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức về các loại trái cây có thể ủ rượu và có những trải nghiệm thú vị hơn khi khám phá thế giới rượu.

Thưởng thức có trách nhiệm. Không chia sẻ nội dung này cho người dưới 18 tuổi.

You must be over 21 to enter this website.

PLEASE TELL US YOUR AGE

Please enter a valid {fields}

You are too young to enter

Remember me

Don't tick this box if your computer can be accessed by people under legal drinking age